Bất công xã hội đưa đến tự thiêu phản đối
Tự thiêu có một lịch sử lâu dài và được sử dụng làm một công cụ chính trị trên khắp thế giới. Đây cũng là một hành động tuyệt vọng, đã từng xảy ra tại Châu Á, Đông Âu, Bắc Phi và Hoa Kỳ. Một số ảnh có thể gây khó chịu.

5
Alfredo Ormando, 39 tuổi, tự thiêu trước quảng trường Thánh Phêrô của Vatican, dường như để phản đối chuyện kỳ thị những người đồng tính. Ông bị phỏng đến 90%, 13 tháng Giêng 1998. (Reuters)

6
Hai cảnh sát viên đi ngang qua khu vực ở Quảng trường Thánh Phêrô, nơi có ông Ormando vừa tự thiêu, sau khi ông được đưa vào bệnh viện. 13 tháng Giêng năm 1998. (Reuters)

7
Một nhà sư điều chỉnh cờ Tây Tạng trên chiếc xe có di ảnh ông Thupten Ngodup, qua đời vì đau tim sau khi tự thiêu để phản đối nhà chức trách Ấn Độ giải tán nhiều người Tây Tạng tuyệt thực, ngày 29 tháng Tư năm 1998. (AFP)

8
Ảnh chụp trong nhà của ni cô Palden Choetso vào năm 1998. Ngày 3 tháng 11 năm 2011, ni cô 35 tuổi này đã tự thiêu để phản đối chính sách kềm kẹp tôn giáo của Trung Quốc tại Tây Tạng. Ni cô là một trong 11 người Tây Tạng, đa số là tu sĩ, tự thiêu trong năm